Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về thể chế tam quyền phân lập của Mỹ.

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về thể chế tam quyền phân lập của Mỹ

Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về thể chế tam quyền phân lập của Mỹ.

Đại lý Korean Air là đơn vị chuyên cung cấp các loại vé máy bay đi các nước như : 


Đồng thời là là tài trợ cho loạt bài viết tìm hiểu về đất nước Mỹ .

Nước Mỹ được coi là sứ tự do , Nơi đây là vùng đất hứa đối với nhiều người trên thế giới . Để có được thành quả đó thì Mỹ cũng đã trải qua đầy biến động thăng trầm . Nó được thể hiện giõ nét nhất vào thời điểm ban đầu thành lập hiến pháp của Mỹ . 
Hôm nay đại lý Korean Air xin đem tới bài viết "Vé máy bay đi Mỹ tìm hiểu về thể chế tam quyền phân lập của Mỹ". Bài viết này được tài trợ bởi đại lý Korean Air chuyên cung cấpvé máy bay đi Mỹ .


Nào!Chúng ta vào bài viết chứ ! 
Các chính khách nhìn xa trông rộng của thế kỷ XVIII từng nhóm họp ở Philadelphia là những người trung thành với khái niệm cân bằng quyền lực trong chính trị của Montesquieu. Nguyên tắc này đã được củng cố thêm nhờ thực tiễn diễn ra ở thời kỳ thuộc địa và qua những tác phẩm của John Locke đã trở nên quen thuộc đối với hầu hết các đại biểu dự hội nghị. Những ảnh hưởng như vậy đã củng cố niềm tin vững chắc rằng cần phải thiết lập ba nhánh chính quyền ngang bằng và tương hỗ lẫn nhau. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được cân bằng một cách hài hòa sao cho không một cơ quan nào lại có thể giành được thế áp đảo. Các đại biểu cũng nhất trí cơ quan lập pháp, tương tự như các cơ quan lập pháp thuộc địa và Nghị viện Anh, phải là lưỡng viện.

Trong hội nghị đã có sự nhất trí cao về những điểm này. Nhưng cũng có những ý kiến khác nhau nảy sinh. Các đại biểu của các bang nhỏ, như New Jersey chẳng hạn, đã phản đối những điều thay đổi có thể sẽ làm giảm ảnh hưởng của họ trong chính phủ trung ương nếu dựa theo quy mô dân số chứ không dựa vào vị thế bình đẳng của tiểu bang như đã được quy định trong các điều khoản của Liên bang.
Mặt khác, đại diện của những bang lớn như Virginia lại lập luận ủng hộ cho quyền đại diện theo tỷ lệ. Các cuộc tranh cãi này có nguy cơ kéo dài bất tận cho đến khi Roger Sherman đưa ra các luận cứ ủng hộ quyền đại diện theo tỷ lệ dân số của các bang trong một viện của Quốc hội - Hạ viện - và quyền đại diện bằng nhau ở viện kia - Thượng viện.
Việc tập hợp những bang lớn áp đảo bang nhỏ sau đó đã tan rã. Nhưng hầu như bất kỳ vấn đề kế tiếp nào cũng đều làm nảy sinh những chia rẽ mới, chỉ có thể được giải quyết thông qua thỏa hiệp. Đại diện miền Bắc muốn số nô lệ được thống kê để tính mức thuế đóng góp của mỗi bang, nhưng con số này không quyết định số ghế một tiểu bang sẽ có trong Hạ viện. Theo một thỏa hiệp đạt được mà hầu như không có bất đồng quan điểm thì số thành viên trong Hạ nghị viện sẽ được phân chia theo số dân tự do cộng với ba phần năm số nô lệ.
Một số thành viên như Sherman và Elbridge Gerry vẫn còn khốn khổ vì cuộc nổi loạn của Shays. Họ lo sợ quảng đại quần chúng thiếu sự khôn ngoan cần thiết để tự trị, vì vậy họ không muốn bất cứ nhánh nào trong chính quyền liên bang được nhân dân bầu trực tiếp. Những người khác lại cho rằng chính quyền liên bang cần phải dựa vào quần chúng càng rộng rãi càng tốt. Một số đại biểu mong muốn loại trừ vùng miền Tây đang ngày càng lớn mạnh không được trở thành tiểu bang; những vị khác thì bảo vệ nguyên tắc bình đẳng được xác lập trong Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787.
Không có sự khác biệt nghiêm trọng về những vấn đề kinh tế quốc gia như tiền giấy, các đạo luật liên quan tới những nghĩa vụ hợp đồng, hoặc vai trò của phụ nữ vốn bị loại trừ ra ngoài chính trị. Nhưng đã xuất hiện nhu cầu cân bằng những lợi ích kinh tế của các tầng lớp; giải quyết những cuộc tranh luận về quyền hạn, nhiệm kỳ và lựa chọn người đứng đầu cơ quan hành pháp; và giải quyết những vấn đề liên quan tới nhiệm kỳ của thẩm phán và các loại hình tòa án cần được thành lập.
Làm việc suốt trong mùa hè nóng bức ở Philadelphia, cuối cùng Hội nghị đã đạt được dự thảo trình bày ngắn gọn việc tổ chức một chính phủ tinh vi nhất từ trước tới nay - một chính phủ có quyền tuyệt đối trong phạm vi đã được xác định và hạn chế rõ ràng. Chính phủ liên bang có toàn quyền đánh thuế, vay tiền, lập các sắc thuế thống nhất và thuế gián thu, đúc tiền, xác định các đơn vị trọng lượng và đo lường, cấp bằng sáng chế phát minh và chứng nhận bản quyền, thiết lập các bưu điện và xây dựng các đường bưu điện. Chính phủ liên bang cũng có quyền tuyển mộ và duy trì quân đội và hải quân, quản lý các công việc liên quan tới người da đỏ, thực hiện chính sách đối ngoại và tiến hành chiến tranh. Chính phủ liên bang sẽ thông qua các đạo luật nhập tịch cho người nước ngoài và quản lý đất công, và cho phép các tiểu bang mới gia nhập trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối với các tiểu bang cũ. Quyền thông qua toàn bộ đạo luật thích hợp và cần thiết để thực thi những quyền lực đã được xác định rõ ràng được trao cho Chính phủ Liên bang để có thể đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của các thế hệ mai sau và của một chính thể đã được mở rộng đáng kể.

Nguyên tắc tam quyền phân lập đã được thí điểm ở hầu hết hiến pháp của các tiểu bang và đã chứng tỏ có hiệu quả. Vì lẽ đó, Hội nghị đã lập ra hệ thống chính quyền với ba nhánh riêng biệt - lập pháp, hành pháp và tư pháp - mỗi nhánh đều được hai nhánh còn lại kiểm soát. Chính vì vậy các dự luật của Quốc hội sẽ không trở thành luật cho đến khi được tổng thống phê chuẩn. Tổng thống cũng phải trình tất cả những đề cử vào vị trí quan trọng và tất cả những hiệp ước do ông ký kết để Thượng viện thông qua. Đến lượt mình, tổng thống có thể bị buộc tội hay bãi chức theo quyết định của Quốc hội. Cơ quan tư pháp phải xét xử tất cả mọi trường hợp nảy sinh theo quy định của luật pháp và Hiến pháp liên bang. Trên thực tế các tòa án được trao quyền diễn giải cả luật cơ sở và luật thành văn. Nhưng các thành viên của cơ quan tư pháp do tổng thống đề cử và được Thượng viện công nhận cũng có thể bị Quốc hội phế truất. 
Để bảo vệ cho hiến pháp tránh bị thay đổi vội vã, điều V đã quy định những Điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp phải được đề nghị hoặc bởi hai phần ba ở cả hai viện của Quốc hội, hoặc bởi hai phần ba số bang tham dự hội nghị. Các đề xuất phải được phê chuẩn bởi một trong hai phương pháp: hoặc do các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang hoặc do hội nghị ở ba phần tư các bang và Quốc hội đề nghị cách thức được áp dụng.
Cuối cùng hội nghị đã phải đứng trước một vấn đề quan trọng nhất: các quyền lực được trao cho chính phủ mới phải được thi hành như thế nào? Theo các điều khoản liên bang trước đây, trên lý thuyết, chính quyền liên bang đã nắm những quyền lực quan trọng, song trên thực tế những quyền lực này đã vô giá trị vì các bang không hề quan tâm đến những quyền lực ấy. Vậy phải làm gì để cứu vãn chính phủ mới tránh khỏi số phận như thế?
Ngay từ lúc đầu, hầu hết các đại biểu đã nhất trí với câu trả lời duy nhất - sử dụng vũ lực. Nhưng họ đã mau chóng nhận thấy rằng việc sử dụng vũ lực đối với các bang sẽ phá hoại liên minh. Người ta đã quyết định chính phủ không chỉ đạo các bang mà chỉ định hướng cho dân chúng ở các bang, và nên ban hành luật để quản lý toàn bộ các công dân của đất nước. Hội nghị đã thông qua hai lời tuyên bố ngắn gọn nhưng rất quan trọng và là vấn đề chủ đạo của Hiến pháp:
Quốc hội có quyền... ban hành tất cả các đạo luật cần thiết và thích hợp để thực thi... Quyền lực quy định trong Hiến pháp này được trao cho Chính phủ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Điều I, Khoản 7). 
Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi Điều ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này; bất cứ một điều gì trong Hiến pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều không có giá trị. (Điều VI)
Do đó các bộ luật của Hợp chủng quốc có khả năng thực thi tại các tòa án quốc gia thông qua các thẩm phán và cảnh sát trưởng, cũng như trong các tòa án bang thông qua các thẩm phán bang và các quan chức thực thi luật pháp bang.
Cuộc tranh luận còn tiếp tục cho tới tận ngày nay về những động cơ thôi thúc những người viết Hiến pháp. Năm 1913, nhà sử học Charles Beard, trong cuốn Giải thích Hiến pháp từ góc độ kinh tế, đã lập luận rằng những người cha lập quốc đại diện cho lợi ích của tầng lớp tư bản thương mại đang ngày càng lớn mạnh và đòi hỏi cần phải có một chính phủ trung ương hùng mạnh. Ông cho rằng rất nhiều người trong số họ có thể đã được thôi thúc bởi họ nắm giữ quá nhiều trái phiếu đã bị mất giá của chính phủ. Tuy nhiên, chính James Madison, người soạn thảo chính của hiến pháp lại không có trái phiếu và chỉ là một chủ đồn điền ở bang Virginia. Trái lại, những người phản đối Hiến pháp lại sở hữu một lượng lớn chứng khoán và trái phiếu. Như vậy, không chỉ có lợi ích kinh tế đã ảnh hưởng đến diễn tiến của cuộc tranh luận mà cả những lợi ích của các tiểu bang, tầng lớp dân cư và ý thức hệ cũng đã chi phối. Nhân tố không kém phần quan trọng chính là chủ nghĩa lý tưởng hằn sâu trong những người thảo hiến pháp. Là sản phẩm của phong trào Khai sáng, những người cha lập quốc đã xây dựng một chính quyền mà họ tin rằng sẽ thúc đẩy tự do cá nhân và bản tính thiện của con người. Những lý tưởng thể hiện trong bản Hiến pháp Mỹ là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LIỀN KỀ GREEN PARK VĨNH HƯNG LIỀN KỀ GREEN PARK